Áp suất khí quyển là bao nhiêu? Công thức tính áp suất khí quyển

Trong chương trình địa lý, áp suất khí quyển là thuật ngữ quen thuộc. Tuy nhiên khái niệm này còn khá mơ hồ với một số người. Và để giải đáp chi tiết hơn thì bạn hãy theo dõi bài viết từ thoitiet.io để hiểu chi tiết hơn về khái niệm này. Áp suất khí quyển là bao nhiêu? Con số chính xác và công thức tính thế nao? Tất cả sẽ được chia sẻ tại nội dung dưới đây.

Áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển còn được gọi là áp suất không khí. Đây là khái niệm về độ lớn của áp lực trong khí quyển trái đất hoặc một hành tinh khác trên một đơn vị diện tích. 

cac tang khi quyen
Các tầng khí quyển

Có thể nói áp suất khí quyển là lực tác dụng của lớp không khí bao quanh trái đất lên bề mặt trái đất và mọi vật thể trên đó.

Nguyên nhân hinh thành áp suất khí quyển do lực hấp dẫn của trái đất và trọng lượng không khí. Khi lực hấp dẫn hút các phân tử không khí về tâm. chúng sẽ va chạm vào nhau và tạo ra áp lực. Trọng lượng từ lớp không khí bao quanh trái đất tạo ra áp lực lên bề mặt trái đất.

Đặc điểm cúa áp suất khí quyển

  • Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm do mật độ không khí mỏng
  • Áp suất khí quyển thay đổi theo thời tiết (giảm khi có bão hoặc tăng khi có áp cao)

Áp suất khí quyển là bao nhiêu?

  • Áp suất khú quyển bằng 1 atmosphere (atm) - đây là giá trị phổ biến của bầu khí quyển tiêu chuẩn
  • Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân trong ống Torixenli. Áp suất khí quyển tiêu chuẩn bằng 760 mmHg
ap suat khi quyen la bao nhieu
Áp suất khí quyển là bao nhiêu?

Những yếu tố ảnh hưởng đến áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển là yếu tố quan trọng trong môi trường Trái Đất. Ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh và cuộc sống con người. Tuy nhiên áp suất khí quyển cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác như :

Vị trí

  • - Độ cao: áp suất khí quyển giảm dần theo độ cao
  • - Vĩ độ: Áp suất khí quyển tại các khu vực vĩ độ cao (gần 2 cực) thường cao hơn so với các khu vực vĩ độ thấp (gần xích đạo)

Thời tiết

  • - Nhiệt độ: Áp suất khí quyển thay đổi theo nhiệt độ. Nhiệt độ tăng khi lên cao dẫn đến áp suất khí quyển giảm và ngược lại
  • - Độ ẩm: Khi độ ẩm cao, trong không khí chứa nhiều hơi nước  nên áp suất khí quyển tăng. Khi nhiệt độ thấp, không khí chứa ít hơi nước nên áp suất khí quyển giảm
  • Gió: Khi gió thổi từ khu vực áp cao đến khu vực áp thấp, áp suất khí quyển tại khu vực áp thấp tăng lên áp áp suất khí quyển tại khu vực áp cao sẽ giảm.
  • Biến đổi khí hậu: gây nên sự thay đổi theo những cách phức tạp và khó dự đoán

Các yếu tố khác

  • Lực hấp dẫn của mặt trời và mặt trăng: điều này có thể gây lên sự thay đổi nhỏ về áp suất khí quyển trong chu kì ngày đem của mặt trăng.
  • Núi lửa: Khi núi lửa phun trào sẽ giải phóng ra một lượng lớn khí vào bầu khí quyển dẫn đến tăng áp suất khí quyển
  • Con người:  qua những hoạt động như đốt cháy nhiên liệu hóa thạch gây ra ảnh hưởng đến áp suất khí quyển.

Cách đo và công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển có thể đo lường được bằng máy đo áp suất khí quyển (Barometer). Tuy nhiên cũng có công thức và cách tính cụ thể như sau:

Cách đo

Áp suất khí quyên được tính bằng  áp suất của cột thủy ngân trong ống torixenli với các bước như sau:

  • - Bước 1: Lấy ống thủy tinh 1 đầu dài 1m đổ đầy thủy ngân vào
  • - Bước 2: Dùng ngón tay bịt miệng ống lại sau đó quay ngược ống xuống
  • -  Bước 3: Nhúng chìm miệng ống vào chậu nhựa thủy ngân rồi bỏ ngón tay bịt miệng ống ra. Khi đó thủy ngân trong ống tụt xuống . Còn lại khoảng hHG nào đó tính từ mặt thoáng của thủy ngân trong chậu.
cach do ap suat khi quyen
Cách đo áp suất khí quyển

Công thức

Áp suất khí quyển được tính theo công thức:
p (kk) = d (Hg) . h  (Hg)

Trong đó:

  • pkk: áp suất khí quyển (Pa)
  • d (Hg): là trọng lượng riêng của thủy ngân (= 136000 N/m3)
  • h (Hg): chiều cao của cột thủy ngân trong ống Torixenly (m)
     

Đơn vị đo áp suất khí quyển

Có nhiều đơn vị đo áp suất khí quyển khác nhau:

  • Pascal (Pa): Đây là đơn vị đo áp suất chính thức trong Hệ thống đơn vị quốc tế (SI). 
  • Milibar (mbar): Đây là đơn vị đo áp suất thường được sử dụng trong dự báo thời tiết. 
  • Atmosfer (atm): Đây là đơn vị đo áp suất tương đương với áp suất trung bình tại mực nước biển. 
  • Torricelli (mmHg): Đây là đơn vị đo áp suất sử dụng độ cao của cột thủy ngân trong máy đo áp suất khí quyển.

Tổng kết

Trên đây là thông tin được thoitiet.io tổng hợp giúp bạn giải đáp về áp suất khí quyển là bao nhiêu. Hi vọng qua nội dung bài viết và những kiến thức liên quan được chia sẻ sẽ giúp ích đến bạn. Đừng bỏ qua những bài viết khác từ hệ thống của chúng tôi để nắm bắt thông tin chính xác nhất nhé.