Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào? Ảnh hưởng Biển Đông đến khí hậu Việt Nam

Biển Đông là một trong những vùng biển lớn nhất trên thế giới. Xét về vị trí địa lý thì Việt Nam có 3 mặt giáp với vùng biển này đó chính là Đông, Nam, và Tây Nam. Chính vì vậy chế độ khí hậu của biển Đông mang đầy đủ các nét đặc trưng khí hậu nước ta. Vậy biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào? Hãy cùng thoitiet.io tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của biển Đông 

Biển Đông là một biển nửa kiens có diện tích khoảng 3,5 triệu km2. Nó trải dài từ 3 độ vĩ Bắc đến 26 độ vĩ Bắc. Và từ 100 độ kinh Đông đến 121 độ kinh Đông. Với 90% chu vi của biển được bao bọc bởi đất liền. Có tổng cộng 9 nước giáp với biển Đông gồm các nước Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á trừ Lào, Myanmar, Đông ti mo. Nó không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn là của cả Châu Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. 

vi tri bien dong tren ban do
Vị trí biển Đông trên bản đồ

Biển Đông được coi là một trong 5 bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất trên thế giới. Mỹ đã ước lượng trữ dầu đã được kiểm chứng ở biển Đông là 7 tỉ thùng. Với khả năng sản 2,5 triệu thùng một ngày. Ngoài ra theo các chuyên gia khu vực biển Đông còn chứa đựng lượng lớn tài nguyên khí đốt đóng băng. Đây được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai. 

Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào? 

  • Chế độ khí hậu vùng biển Việt Nam khác ở 3 miền khí hậu. Miền khí hậu phía Bắc từ đèo Hải Vân trở ra có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đặc trưng của khí hậu khu vực này đó chính là có mùa đông lạnh. Miền khí hậu phía Nam từ Đà Nẵng vào tới các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long có chế độ khí hậu nhiệt đới cận xích đạo. Có 2 mùa được phân hóa rõ rệt đó chính là mùa mưa và mùa khô. 
  • Miền khí hậu Biển Đông có chế độ khí hậu mang tính chất chó mùa nhiệt đới biển đặc trưng. Vùng biển Đông nói chung có chế độ hải văn ven bờ cũng biến tính rõ. Chế độ dòng chảy bề mặt và sóng biến đổi theo mùa gió trong cả năm. Ngoài ra còn ảnh hưởng cả về hướng chảy và cường độ. Các đặc trưng khí hậu hải văn đã góp phần hình thành các vùng địa lý, hệ sinh thái khác nhau. 

Đặc trưng khí hậu của Biển Đông 

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn các khu vực xa biển thì khí hậu có những nét khác biệt so với lục địa đất liền. 

Chế độ gió 

Trên Biển Đông gió hướng Đông Bắc chiếm ưu  thế từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại thì ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Tây Nam hay còn gọi là gió Lào. Chỉ riêng có vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển sẽ mạnh hơn rất nhiều so với gió ở đất liền. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6m/s. Mức gió cao nhất có thể đạt lên đến 50m/s. Nó tạo nên những sóng nước cao đến 10m hoặc hơn. Giông trên biển thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng. 

bien dong nam trong vung khi hau nao
Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào?

Chế độ nhiệt 

Ở biển mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn trên đất liền nên nhiệt độ trung bình năm không quá cao. Nhiệt độ trung bình nước biển tầng mặt là trên 23 độ C. 

Chế độ mưa 

Lượng mưa trên biển thường ít hơn không quá nhiều so với đất liền. Đạt từ 1100 - 1300mm mỗi năm. Điển hình như trên đảo Bạch Long Vĩ là  1127mm/năm. Còn đối với quần đảo Hoàng Sa là 1227mm/năm. Hiện tượng sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông và đầu mùa hạ. 

Dòng biển 

Trên biển Đông có hai dòng hải lưu lớn đó chính là một hải lưu hướng Đông Bắc - Tây Nam. Nó phát triển mạnh vào mùa đông. Một hải lưu hướng Tây Nam - Đông Bắc hoạt động trong mùa hè. Tất cả đều hợp thành một vòng tròn thống nhất. Hơn nữa trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan còn có thêm 2 dòng lưu nhỏ. Hướng chảy của nó thay đổi theo hướng gió mùa. 

Cùng với các dòng biển trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trồi và chìm. Nó vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng. Chính vì vậy kéo theo sự di chuyển của các sinh vật.  

Chế độ triều

Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam đặc biệt là Biển Đông. Vùng biển ven bờ nước ta có đa dạng các chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình trên Trái Đất. Tại nơi đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn.

Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu Việt Nam 

  • Biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đối với khí hậu Việt Nam. Nhờ có Biển Đông mà độ ẩm của các khối khí qua biển tăng lên. Mang lại cho nước ta lượng mua và độ ẩm lớn. Ngoài ra còn làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng nắng của mùa hè. 
  • Chính nhờ có Biển Đông nên nước ta mang nhiều tính khí hậu hải dương điều hòa ổn định hơn. 
  • Hơn nữa các dạng địa hình ven biển cũng chịu ảnh hưởng không ít. Đó chính là các Vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn và tam giác có bãi triều rộng lớn. Hệ sinh thái các khu rừng nước mặn cho ra năng suất sinh học tăng cao. Nhất là sinh vật nước lợ. 
bien dong anh huong den vuiet nam the nao
Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu Việt Nam

Tổng kết 

Bài viết vừa rồi thoitiet.io đã giải đáp chi tiết vấn đề “Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào”. Biển Đông mang đới khí hậu gió mùa nhiệt đới bởi ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Đây là một trong những bờ biển có vai trò to lớn trong việc điều hòa khí hậu, nguồn tài nguyên dồi dào. Tuy nhiên nó cũng không ít những thiên tai như bão, giông gió lớn. Cần thường xuyên cập nhật theo dõi thời tiết cụ thể hơn nhé.