
Khí hậu cận nhiệt đới thế nào? Phân loại khí hậu cận nhiệt đới từng khu vực
Khí hậu cận nhiệt đới thường xuất hiện phổ biến tại các khu vực giữa nhiệt đới và ôn đới. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những kiểu khí hậu đặc trưng trong từng khu vực. Ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái các vùng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Thoitiet.io để biết thêm kiến thức thú vị về khí hậu cận nhiệt đới nhé.
Mục lục [Hiển thị]
Định nghĩa khí hậu cận nhiệt đới là gì?
Khí hậu cận nhiệt đới hay còn gọi là bán nhiệt đới hoặc á nhiệt đới. Đây là kiểu khí hậu có màu đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm. Vị trí xuất hiện ở khoảng 23,5 đến 40 độ vĩ tuyến Bắc. Và 32,5 đến 40 vĩ tuyến Nam. Điển hình 1 số khu vực thuộc vùng cận nhiệt đới trên Trái Đất vào mùa hè hoặc mùa thu thường xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới.

Đặc điểm nổi bật kiểu khí hậu cận nhiệt đới
- Nhiệt độ trung bình năm khí hậu cận nhiệt đới từ 15 đến 18 độ C. Lượng mưa trong năm cao hơn so với các kiểu khí hậu khác. Trung bình từ 750 đến 1500mm. Mùa hè nóng ẩm có mức nhiệt từ 20 đến 30 độ C tùy từng thời điểm. Còn khi bước sang đông nhiệt độ giảm đáng kể khoảng 5 đến 10 độ C. Đây chính là sự tương phản dễ thấy nhất về kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Ngoài ra như đã chia sẻ thì vào mùa hè hoặc thu sẽ xuất hiện áp thấp hoặc bão. Do ảnh hưởng hưởng trực tiếp từ các vùng có khí hậu nhiệt đới.
- Nhìn vào biên độ nhiệt từng mùa có thể thấy được sự khác biệt lớn về nhiệt độ. Những khu vực gần vùng nhiệt đới thường có khí hậu nóng. Ngược lại cạnh vùng ôn đới thì có thời tiết lạnh và khô. Hơn nữa độ ẩm cao cùng sự hoạt động của các đại dương xung quanh khá mạnh mẽ. Tạo nên các thảm thực vật xanh tốt, phát triển bền vững vì át đi 1 phần không khí nóng.
- Tuy nhiên tình hình hiện nay do biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra một số khu vực nằm trong khí hậu này. Nên thời tiết vô cùng phức tạp điển hình có thể đến nhiệt độ khắc nghiệt tại vùng biển gần Mũi Hảo Vọng.
Yếu tố chủ yếu tạo nên khí hậu cận nhiệt đới
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến kiểu khí hậu cận nhiệt đới. Khí hậu cận nhiệt đới nhận ánh sáng mặt trời nhiều hơn so với vùng ôn đới vào mùa hè và ít hơn vào mùa đông. Chính vì vậy dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt giữa hai mùa.
Sự tác động của các đại dương
Các khu vực gần biển, đại dương điển hình như bờ biển Đông Nam Hoa Kỳ hoặc Đông Australia. Nơi đây có khí hậu cận nhiệt đới nhờ sự điều tiết của đại dương. Nước biển có khả năng giữ nhiệt và giải phóng dần dần. Nó giúp làm giảm độ biến động nhiệt độ giữa mùa hè và mùa đông một cách rõ nét.
Khí áp và các khí áp thấp
Nhìn chung khí hậu cận nhiệt đới thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các hệ thống áp thấp. Đây là nguyên nhân chính thường gây mưa nhiều vào mùa hè. Ngoài ra còn có áp cao khiến mùa đông khô hơn. Ví dụ như các khu vực gần rìa của vùng áp cao Subtropical High hay còn gọi là các đai áp cao cận nhiệt đới có thể trải qua mùa hè nóng và khô hơn.

Sự đảo ngược nhiệt độ
Trong khí hậu cận nhiệt đới thì mùa hè thường nóng ẩm với lượng mưa cao. Ngược lại mùa đông mát mẻ và khô hơn. Điều này xuất hiện là do sự thay đổi trong sự phân phối nhiệt và độ ẩm giữa hai mùa. Cùng với sự tập trung của mưa chủ yếu vào mùa hè.
Các yếu tố khác
Các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan này có thể làm tăng hoặc giảm lượng mưa. Làm ảnh hưởng đến nhiệt độ trong các khu vực khí hậu cận nhiệt đới. Nó thường mang lại điều kiện khô hơn, trong khi cũng có thể gây ra mưa nhiều hơn. Tất cả những yếu tố này kết hợp tạo nên yếu tố khí hậu cận nhiệt đới.
Phân loại khí hậu cận nhiệt đới theo khu vực
Kiểu khí hậu nhiệt đới được phân thành 3 loại phổ biến. Bao gồm có khí hậu cận nhiệt đới Trung Quốc, khí hậu Địa Trung Hải, và khí hậu đại dương. Tuy nhiên mỗi kiểu đều sở hữu những nét đặc trưng riêng. Tạo điều kiện để phát triển và sinh hoạt.
Khí hậu cận nhiệt đới Trung Quốc
- Khí hậu cận nhiệt đới Trung Quốc mang nét nổi bật với mùa đông lạnh giá, khô ráo. Còn mùa hè thì ấm áo và có mưa nên tương đối ẩm ướt. Khá tương phản và thay đổi trong thời gian ngắn.
- Các khu vực nằm trong vĩ tuyến từ 25 đến 35 độ thường mang kiểu khí hậu cận nhiệt đới Trung Quốc. Kéo theo lượng mưa lớn xuất hiện quanh năm. Đồng thời là sự hoạt động mạnh mẽ của dòng hải lưu tạo ra thảm thực vật xanh.
- Vào mùa hè nhiệt độ cao nhất cũng chỉ có 27 độ C. Ban đêm không khí lạnh xuống, nhiệt độ giảm theo khá mát. Khi mùa đông đến, nhiều nơi giảm xuống còn 5 độ. Tuy nhiên không khí vẫn được đảm bảo.

Khí hậu Địa Trung Hải
- Đây là loại khí hậu khá phổ biến với mùa hè không nóng, mùa mưa lạnh khô. Các hoạt động của dòng hải lưu Địa Trung Hải tạo nên nét đặc trưng về nhiệt độ. Lượng mưa trung bình dưới 1000mm. Nhiệt độ dao động từ 13 đến 20 độ. Thảm thực vật xanh tốt chủ yếu là các loại cây lá dày, có khả năng chống chịu tốt.
Khí hậu đại dương
- Kiểu khí hậu đại dương có lượng mưa lớn bởi nằm ngay gần đại dương nhất là bờ biển phía Tây. Mùa hè không quá nóng mùa đông lạnh và tạo nên đặc trưng riêng cho khí hậu đại dương. Lượng gió thổi quanh năm nên không khí mang đến cảm giác tương đối mát mẻ. Kiểu khí hậu này xuất hiện nhiều ở các khu vực Tây Âu, Mỹ Latinh và Hoa Kỳ. Nhiệt độ trung bình từ 10 đến 22 độ.
Tổng kết
Tóm lại bài viết vừa rồi thoitiet.io đã giới thiệu toàn bộ thông tin về khí hậu cận nhiệt đới. Có thể thấy đây là kiểu khí hậu tương đối dễ chịu. Tuy nhiên thường xuất hiện bão, lũ mưa giông vào mùa hè và lạnh khô vào mùa đông. Có sự phân loại đa dạng tạo nên sự khác biệt về lượng mưa, thời tiết trong từng khu vực. Đừng quên cập nhập các bài viết mới để biết thêm nhiều điều thú vị nhé.