Khí hậu Gia Lai thế nào?  Đặc điểm vị trí, dân cư, xã hội

Gia Lai thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên độ ẩm không khí tương đối cao. Chính vì vậy tình hình mưa nắng nơi đây diễn ra thất thường không theo chu kỳ cụ thể. Đây cũng là lý do vì sao khí hậu Gia Lai luôn được theo dõi và cập nhật liên tục. Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì tham khảo ngay bài viết dưới đây của thoitiet.io để hiểu rõ hơn về mảnh đất đại ngàn này nhé.

Vị trí địa lý của Gia Lai

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc của Tây Nguyên với độ cao dao động trung bình từ 700 đến 800 mét. Chính vì vậy địa hình nơi đây chiếm 80% là đồi núi, nằm xen kẽ với các thung lũng và đồng bằng. Nơi đây được ngăn cách với ranh rới Campuchia bằng dãy Trường Sơn. Sở hữu diện tích gần 16 nghìn km2 đứng thứ 2 cả nước. Phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk. Phía Đông giáp với các tỉnh như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và phía Tây giáp với nước bạn Campuchia.

vi tri dia li khu vuc gia lai
Vị trí địa lý khu vực Gia Lai

Đây chính là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nơi đây phát triển toàn diện về kinh tế cũng như giao lưu văn hóa đa dạng. Cùng với đó cũng thách thức về vấn đề đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Điều kiện tự nhiên của Gia Lai

Địa hình

Gia Lai được biết đến là nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn. Dày trên 4000 mét thuộc địa khối của Kon Tum. Địa hình nơi đây hầu như nằm hoàn toàn phía Đông dãy Trường Sơn. Nơi đây được núi lửa và phong hóa nhiều năm trở nên bằng phẳng. Tạo nên các cao nguyên và nhiều đồi xen kẽ các vùng trũng. Nhìn chung Gia Lai có địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và nghiêng từ Đông sang Tây.

Nơi đây có thể chia thành 3 dạng chính đó là: đồi núi, cao nguyên và thung lũng. Trong đó phổ biến và quan trọng nhất là cao nguyên. Với 2 cao nguyên Kon Hà Nừng và cao nguyên Pleiku. Tiếp đến là địa hình đồi núi chiếm ⅖ diện tích toàn tỉnh. Đa số các núi cao tập trung nhiều ở phía Bắc cắt xẻ mạnh. Cuối cùng là các vùng trũng, nơi đây sớm đã được con người khai thác để sản xuất và chăn nuôi. Hầu hết các vùng trũng đều nằm phía Nam của tỉnh hay còn gọi là thung lũng Đông Nam.

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Về nguồn tài nguyên đất

Theo được nghiên cứu và tìm hiểu thì đất tại Gia Lai được chia gồm 5 nhóm chính: đất phù sa, đất xám, đất vàng, đất đỏ và đất đen. Trong đó chiếm diện tích lớn nhất đó chính là đất vàng. Cụ thể chiếm 48,69% tổng diện tích tự nhiên. Đặc biệt là đất đỏ trên các đá bazan. Tập trung ở các huyện trên cao nguyên Pleiku và Kon Hà Nừng. Rất tốt để trồng các loại cây công nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su và cây ăn quả.

Về nguồn tài nguyên nước

Hiện tại tổng lượng nước mặt của Gia Lai khoảng 23 tỷ mét khối. Chủ yếu được phân bố con sông Ba, sông Sê San và phụ lưu hệ thống sông Serepok. Trữ lượng nước lớn của 3 con sông này cùng với mạng lưới sông ngòi dày đặc, ngắn, dốc. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho Gia Lai phát triển tiềm năng ngành thủy điện.

Về nguồn tài nguyên rừng

Gia Lai có hơn 871 nghìn ha đất lâm nghiệp. Trong đó diện tích rừng là 719 nghìn ha trữ lượng gỗ lên đến 75 triệu mét khối. Do trải rộng trên nhiều vùng khí hậu nên các hệ sinh  thái nơi đây vô cùng phong phú. Hệ thống thực vật đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Có nhiều loài thuộc dòng quý hiếm và đưa vào sách đỏ.

i nguyen gia lai
Tài nguyên Gia Lai

Về nguồn tài nguyên khoáng sản

Từ lâu tỉnh đã được biết đến là nơi có tiềm năng khoáng sản phong phú và đa dạng. Trong đó có những loại sở hữu giá trị kinh tế cao như quặng boxit, vàng, sắt, kẽm, đá vôi, đất sét, cát, sỏi.

Khí hậu Gia Lai thế nào?

Hướng gió

Nhìn chung nhiệt độ trung bình dao động khoảng 22 đến 25 độ C. Gia Lai thuộc vùng Tây Nguyên không có bờ biển nên không có các hướng gió biển. Tuy nhiên trong khí hậu Tây Nguyên các hướng gió chủ yếu như gió Tây Nam thường mang đến không khí tương đối khô ráo. Tạo nên thời tiết nắng nóng và ít mưa.

Hướng gió Đông Bắc thường xuất hiện kèm theo mưa vào mùa Đông và khô nóng vào mùa hè. Đối với gió Tây Bắc lại ngược lại mưa vào mùa hạ và khô hạn vào mùa đông. Thời tiết Gia Lai có đặc điểm riêng biệt so với nhiều vùng khác ở nước ta. Bởi nơi đây bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra nhiều hậu quả đối với đời sống người dân.

Khí hậu phân chia 2 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa

Mùa khô

Mùa khô nơi đây kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình sẽ rơi vào khoảng từ 18 đến 25 độ C tương đối dễ chịu và  mát mẻ. Kèm theo đó là độ ẩm thấp và gió mùa đông xuất hiện. Thậm chí có ngày nhiệt độ xuống dưới 15 độ C.

Mùa mưa

Mùa mưa nơi đây kéo dài tiếp tục từ tháng 5 đến tháng 10. Lúc này thời tiết khoảng từ 25 đến 30 độ C. Chính vì vậy độ ẩm cao có thể xuất hiện kèm theo mưa giông và lốc xoáy tại từng vùng. Thảm thực vật phát triển mạnh mẽ, cây cối xanh tươi. Tuy nhiên do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam nhiệt độ có thể giảm thấp hơn vào những tháng cuối mùa.

khi hau gia lai the nao
Khí hậu Gia Lai thế nào?

Điều kiện xã hội của Gia Lai

Dân số

Theo thống kê mới nhất dân số tại địa phương khoảng 1,4 triệu dân bao gồm 34 dân tộc sinh sống. Trong số đó người Kinh chiếm chủ yếu khoảng 52%. Tiếp đó là dân tộc Jrai 33,5%, Bahnar chiếm 13,7%. Dân số chia làm 2 bộ phận chủ yếu là dân cư bản địa hoặc di cư.

Văn hóa đặc sắc

Đầu tiên chắc chắn phải kể đến Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya. Nhằm tôn vinh vẻ đẹp nhiên nhiên mà còn là cơ hội bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa truyền thống của người dân địa phương. Thời gian tổ chức vào tháng 11 hàng năm. Tạo nên một cảnh sắc vô cùng tuyệt đẹp.

Ngoài ra nơi đây còn nổi tiếng với phong phú và đa dạng như phở khô Gia Lai, cơm lam và gà sa lửa. Hoặc bò một nắng cũng là món ngon khó cưỡng khi đến với Gia Lai.

Tổng kết

Bài viết trên thoitiet.io đã chọn lọc thông tin để chia sẻ đến các bạn biết được khí hậu Gia Lai. Ngoài ra hiểu thêm được kiến thức địa lý tự nhiên, địa hình, văn hóa nơi đây. Thời tiết Gia Lai khá thất thường chính vì vậy cần cập nhật và theo dõi thường xuyên để biết được thông tin chính xác nhất. Hẹn gặp lại vào các bài viết sau.